Bờ môi khô ráp và bong tróc dù bạn đã cố gắng thoa thật nhiều son dưỡng nhưng môi bạn vẫn nứt nẻ đến khó chịu. Đã đến lúc phải tìm ra nguyên nhân gây khô môi từ những thói quen hàng ngày của bạn.

Thường xuyên liếm môi

Liếm môi thường xuyên được xem là một trong những nguyên nhân gây khô môi trực tiếp mà ít ai để ý đế. Nhiều người có suy nghĩ liếm môi là cách giúp môi bớt khô bởi môi sẽ được làm ẩm ướt tức thì. Nhưng trên thực tế trong nước bọt của chúng ta chứa enzyme, muối vô cơ, protein, amylase gây hại đến da môi. Khi bạn liếm môi là bạn đã phủ một lớp hồ mỏng từ chất amylase lên bờ môi. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy môi mình dường như mềm hơn nhưng cùng với gió, độ ẩm thấp, nước trong dung dịch sẽ bay hơi, để lại amylase dính trên bề mặt môi. Chất này làm cho môi bị co lại, khô ráp hơn trước.

Bật mí 6 nguyên nhân gây khô môi ít ai ngờ

Uống không đủ lượng nước cho cơ thể

95% trong cơ thể của chúng ta là nước. Cấu tạo của môi không chứa các tuyến tạo dầu như da, vì vậy khi thiếu nước môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, không chỉ riêng da bạn sẽ bị khô, nỗi vẩy trắng mà môi sẽ trở nên khô và dễ bong tróc là điều khó tránh khỏi.

Hơn nữa, việc tiếp xúc trực tiếp với gió và tia cực tím, có thể dẫn đến mất đi lượng nước lớn trên môi và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Bạn nên tập thói quen uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Có Thể Bạn Quan Tâm :

Kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate

Kem đánh răng là một nguyên nhân gây khô môi khiến bạn khá bất ngờ phải không. Trên thực tế có nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate. Thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi sang một loại kem đánh răng khác.

Bật mí 6 nguyên nhân gây khô môi ít ai ngờ 1

Không chống nắng cho môi

Không chỉ có da mới cần được chống nắng. Đừng quên bảo vệ đôi môi của bạn bằng cách dưỡng môi và chống nắng cho làn môi mỗi khi đi ra ngoài. Hãy tìm một son dưỡng môi có thành phần chống nắng thích hợp giúp bảo vệ đôi môi bạn trước tia cực tím. Bạn cũng có thể trực tiếp thoa nhẹ một chút kem chống nắng lên môi trước khi bạn ra khỏi nhà giúp đôi môi được bảo vệ trước tác động từ môi trường, ánh nắng và giúp giữ ẩm cho môi không bị khô.

Cung cấp dừa đủ vitamin A cho cơ thể

Mỗi ngày bạn chỉ nên cung cấp đủ 25.000 IU vitamin A. Nếu bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như gan, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… , hoặc sử dụng thuốc bổ sung vi chất quá liều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi.

Bật mí 6 nguyên nhân gây khô môi ít ai ngờ 2

Khô môi do bệnh lý

Nếu đã thử mọi cách nhưng làn môi của bạn vẫn nứt nẻ, khô ráp rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý. Với những người bị mắc phải một số bệnh như bệnh tuyến giáp, vảy nến có thể làm môi sẽ luôn trong trạng thái khô ráp và bong tróc. Lúc này việc bạn cần làm nhất là đến ngay bác sĩ để nhận tư vấn và hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất. Việc áp dụng phương pháp điều trị khô môi tại nhà có thể khiến cho tình trạng môi càng trầm trọng hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân gây khô môi do thói quen không tốt hàng ngày mà bạn nên tránh để có được làn môi hồng hào, tươi trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc môi hàng ngày.

Nguồn : Dermaster Viet Nam